Hỗ trợ trực tuyến 24/7: 19006769

Thông tin hỗ trợ

Hỏi đáp

  • Trong kỳ đổi giá điện, cách thể hiện trên hóa đơn rất khó nhìn?
    Trong kỳ đổi giá điện, thông tin tính toán hóa đơn sẽ được thể hiện làm 2 phần, phần tương ứng bảng giá cũ, và phần tương ứng giá mới. Với mỗi phần, phần thể hiện đều ghi rõ điện năng tiêu thụ và giá điện tương ứng của từng bậc thang. Vì thế số dòng thông tin sẽ nhiều hơn so với kỳ hóa đơn thông thường (không có đổi giá)
  • Giá điện ở nước ta có quá cao không?

    Giá điện nước ta không cao, so với các nước trong khu vực

  • Cách tính giá điện cho một hộ ở hai vị trí khác nhau?
    Theo QĐ tại Thông tư số 19/2014/TT-BCT, tại 1 địa điểm dùng điện: a) Bên mua điện là một hộ gia đình sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú để đăng ký mua điện chỉ được ký 01 hợp đồng. b) Trường hợp không sử dụng sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú, bên mua điện chỉ được sử dụng một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà; hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở); hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà được công chứng hoặc chứng thực để đăng ký mua điện và chỉ được ký 01 hợp đồng. Nếu gia đình bạn là 01 hộ chỉ được lắp 01 công tơ, ký 01 hợp đồng, tính 01 định mức sinh hoạt. Nhà bạn lắp 02 công tơ chỉ được tính 01 định mức SH.
  • Đặc tính nào của thiết bị điện cho biết nó có tính tiết kiệm điện?
    Tùy từng thiết bị, sẽ có các thông số khác nhau quy định việc có tiêu thụ nhiều hay ít điện năng. Sau đây là 1 số ví dụ: - Điều hòa: Tính năng Inverter giúp làm tiết kiệm điện - Tủ lạnh: Tính năng abc
  • Làm thế nào để tiết kiệm điện trong mua nắng nón
    Vào mùa hè, nhất là những thời điểm nắng nóng, nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát của các hộ gia đình tăng hơn so với bình thường. Vì thế điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn và tiền điện tăng. Sau đây là một số cách có thể giúp tiết kiệm điện năng: - Sử dụng điều hòa: nhiệt độ để không dưới 25 độ, bật thêm quạt - Sử dụng tủ lạnh: Không chất nhiều thức ăn - Sử dụng các loại bếp dùng điện: bếp từ tiêu hao điện năng ít hơn bếp hồng ngoại
  • Cách thanh toán đối với hóa đơn điện tử có gì khác so với hóa đơn giấy?
    Có chung nguyên tắc là khi khách hàng trả tiền thì được nhận hóa đơn Khác: Hóa đơn giấy nhận trực tiếp Hóa đơn điện tử nhật qua phương tiện điện tử, Email, hoặc nhận trực tiếp Bản thể hiện hóa đơn điện tử từ bên bán (nếu khách hàng có nhu cầu kê khai đối trừ thuế mà không có phương tiện nhận truyền và in hóa đơn điện tử)
  • Để xem HĐĐT sai khi tải về máy tính thì chúng tôi phải làm gì?
    Sau khi khách hàng tải hóa đơn điện tử về máy tính trên web CSKH, file tải về định dạng file nén (.zip). KH giải nén sẽ có 02 file file thứ nhất là định dạng PDF là bản thể hiện hóa đơn điện tử (có thể in từ file này), file thứ hai là định dạng XML là thông tin lưu trữ của hóa đơn điện tử gồm có thông tin về khách hàng, sản lượng, tiền điện…vv
  • Tôi mua điện cho mục đích sinh hoạt, tôi có thể thanh toán hóa đơn điện tử bằng các hình thức nào?
    Đối với khách hàng ký hợp đồng mua bán điện cho mục đích sinh hoạt, khách hàng có thể thanh toán bằng các hình thức sau: thanh toán trực tiếp tại quầy thu tiền điện khu vực khách hàng sử dụng điện hoặc bằng các hình thức thanh toán điện tử, thanh toán qua ngân hàng
  • Khách hàng có phải lưu hóa đơn điện tử hay không?
    Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Đơn vị phát hành hóa đơn điện tử có trách nhiệm lưu trữ tập trung và cung cấp hóa đơn điện tử cho khách hàng bất cứ khi nào. Khách hàng có tải HĐĐT để lưu nếu cần thiết nhưng không bắt buộc.
  • Căn cứ thực hiện

    Để tích cực ngăn ngừa các tai nạn điện và hỏa hoạn đáng tiếc có thể xảy ra khi sử dụng điện, Tổng Công ty Điện lực Miền bắc kính đề nghị mọi người hãy thực hiện “Các biện pháp đề phòng tai nạn điện và hỏa hoạn khi sử dụng điện” sau:
    1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: ổ cắm điện; cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần… để không bị điện giật chết người.
    2 .Dây dẫn điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để có dòng điện cho phép của dây dẫn lớn hơn dòng điện phụ tải để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà.
    3. Phải lắp cầu dao hoặc áptômát hoặc thiết bị ngắt nhanh ở phía sau điện kế, ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt nhanh dòng điện khi có chạm chập hoặc quá tải, ngăn ngừa phát hỏa do điện.
    4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (như : máy khoan cầm tay, máy mài cầm tay…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ điện bị rò điện.
    5. Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao điện và treo bảng: “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao để không bị điện giật.
    6. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy, nổ để không làm phát hỏa trong nhà.
    7. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà… có chất lượng kém, vì các thiết bị điện này có lớp cách điện xấu dể gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người cho người sử dụng, gây phát hỏa trong nhà.
    8. Không bắn súng hoặc ném đất đá, thanh, dây kim loại, dây kim tuyến, pháo hoa, vật lạ... vào đường dây điện, trạm điện vì có thể làm chạm chập, đứt dây gây nguy hiểm.
    9. Không lắp đặt ăng ten ti vi gần đường dây, trạm điện vì ăng ten có thể ngã đổ vào dây điện, trạm điện gây chạm chập, đứt dây, phóng điện rất nguy hiểm, làm chết người đang tháo lắp ăng ten.
    10. Không được tới gần đường dây, trạm điện 15kV trong phạm vi 2 mét (đường dây, trạm điện 110kV trong phạm vi 4 mét) bằng bất cứ cách gì như: leo lên mái nhà, sân thượng; leo ra ban-công, lan-can, ô-văng... từ các nhà, công trình ở gần đường dây, trạm điện hoặc đưa đồ vật dài, cần cẩu của xe cẩu… lên gần đường dây điện… để đề phòng bị điện giật hoặc bị điện cao thế phóng chết người.
    11. Khi trời mưa, giông, bão… không chạm người vào cột điện, dây chằng cột, dây nối đất, thùng điện kế, thùng cầu dao… để đề phòng điện giật do rò điện.
    12. Khi phát hiện trụ điện ngã hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ,... người phát hiện không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổng đài an toàn điện khẩn cấp 19006769 của Tổng Công ty Điện lực Miền bắc để có biện pháp xử lý thích hợp.
    Xin chân thành cảm ơn
  • Các hành vi bị nghiêm cấm
    Theo Điều 4 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện
    1. Trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.
    2. Sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
    3. Thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
    4. Lắp đặt ăng ten thu phát sóng; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại các vị trí mà khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
    5. Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
    6. Bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
    7. Đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
    8. Đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
    9. Sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác.
    10. Nổ mìn, mở mỏ; xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất hóa học có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng các bộ phận của công trình lưới điện.
    11. Đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
    12. Điều khiển các phương tiện bay có khoảng cách đến bộ phận gần nhất của công trình lưới điện cao áp nhỏ hơn 100 m, trừ trường hợp phương tiện bay làm nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa đường dây điện được phép theo quy định.
    13. Để cây đổ vào đường dây điện khi chặt tỉa cây hoặc lợi dụng việc bảo vệ, sửa chữa công trình lưới điện cao áp để chặt cây.
    14. Các hành vi khác vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
  • Hướng dẫn cứu chữa người bị điện giật
    Thực tế đã diễn ra rất nhiều vụ tai nạn điện, kể cả đối với CBNV ngành điện và người dân. Dưới đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng xin được cung cấp đến Quý khách hàng sử dụng điện “Hướng dẫn cứu chữa người bị điện giật” theo Quy định tại Quy trình An toàn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 959/QĐ-EVN ngày 26/7/2021, cụ thể: * Trong điều kiện bình thường con người tiếp xúc trực tiếp với điện áp xoay chiều trên 42 V là nguy hiểm đến tính mạng. Theo thống kê, nếu bị tai nạn điện giật mà được cấp cứu kịp thời và đúng phương pháp thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống rất cao. Bảng dưới đây cho thấy, nếu nạn nhân được cứu chữa ngay trong phút đầu tiên thì khả năng cứu sống đến 98%. Còn đến phút thứ 5 thì cơ hội cứu sống chỉ còn 25%.

    Thời gian (phút) 1 2 3 4 5
    Tỉ lệ % nạn nhân được cứu sống 98 90 70 50 25
    1. Tách nạn nhân ra khỏi mạch điện.
    2. Cứu chữa nạn nhân tại chỗ.

    I. TÁCH NẠN NHÂN RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
    Nếu thấy có người bị tai nạn điện giật thì phải tìm mọi cách để tách nạn nhân ra khỏi mạch điện. Để cứu nạn nhân và tránh không bị điện giật, người cứu nạn nhân phải thực hiện, như sau:
    1. Trường hợp cắt được mạch điện
    Cắt điện bằng những thiết bị đóng cắt ở gần nhất, như: công tắc điện, cầu chì, cầu dao, máy cắt, hoặc rút phích cắm,…
    Khi cắt điện phải chú ý:
    a) Nếu mạch điện bị cắt, cấp cho đèn chiếu sáng lúc trời tối thì phải chuẩn bị ngay nguồn sáng khác để thay thế.
    b) Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng, đỡ khi người đó rơi xuống.
    2. Trường hợp không cắt được mạch điện
    Trong trường hợp này, phải phân biệt người bị nạn đang chạm vào mạch điện hạ áp hay cao áp để áp dụng những cách như sau:
    a) Nếu là mạch điện hạ áp thì người cứu phải đứng trên bàn, ghế hoặc tấm gỗ khô, đi dép hoặc ủng cao su (cách điện), đeo găng cao su (cách điện) để dùng tay kéo nạn nhân tách ra khỏi mạch điện. Nếu không có các phương tiện trên thì dùng gậy gỗ, tre khô gạt dây điện hoặc đẩy nạn nhân để tách ra, hoặc dùng tay khô hay có bọc lót ni lon, bìa giấy khô,… để nắm vào áo, quần khô của nạn nhân kéo ra. Nếu có kìm cách điện, búa, rìu cán bằng gỗ,… thì sử dụng những dụng cụ này để cắt, chặt đứt dây điện đang gây ra tai nạn.
    Tuyệt đối không chạm trực tiếp vào người nạn nhân, vì như vậy người đi cứu cũng bị điện giật.
    b) Nếu là mạch điện cao áp thì người cứu phải có ủng, găng tay cách điện và dùng sào cách điện để gạt hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi mạch điện.


    II. CỨU CHỮA NẠN NHÂN SAU KHI ĐÃ TÁCH RA KHỎI MẠCH ĐIỆN
    Ngay sau khi nạn nhân được tách khỏi mạch điện phải căn cứ vào tình trạng của nạn nhân để xử lý cho thích hợp, cụ thể như sau:
    1. Nạn nhân chưa mất tri giác
    Nếu nạn nhân chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
    2. Nạn nhân mất tri giác
    Nếu nạn nhân vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (trời rét phải đặt ở nơi kín gió), nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm, đặt nạn nhân về tư thế nằm nghiêng, ma sát toàn thân cho nóng lên và mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
    3. Nạn nhân đã tắt thở
    Nếu tim nạn nhân ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần, áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Tiến hành làm hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.


    III. PHƯƠNG PHÁP CẤP CỨU HỒI SINH TỔNG HỢP
    Bước 1: Khi người lao động bị nạn cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp loại trừ các yếu tố nguy hiểm còn đang ảnh hưởng đến tính mạng của người bị nạn và những người xung quanh.
    Bước 2: Kiểm tra, đánh giá nhanh tình trạng sống của nạn nhân về não, hô hấp, tim. Nới rộng quần áo; nhanh chóng vận chuyển nạn nhân tới vị trí thuận lợi để có thể tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay (nếu nạn nhân còn ở trên cao, dưới nước…) và kêu gọi sự hỗ trợ của người khác.
    Bước 3: Ưu tiên ngay việc ấn tim ngoài lồng ngực 30 lần, tần số ấn tim từ 100 đến 120 lần/phút và ấn sâu từ 5 đến 6 cm. Việc ấn tim cần phải được thực hiện ngay, kể cả khi nạn nhân còn đang ở vị trí chưa được thuận lợi (trên xe gầu…) nhưng có thể tiến hành ấn tim được.
    Bước 4: Kiểm soát và làm thông đường thở. Để cổ ngửa ra sau và đầu nghiêng về một bên. Dùng một hoặc 2 ngón tay để móc đờm rãi hoặc các dị vật làm cản trở đường thở của nạn nhân….
    Bước 5 (Hô hấp nhân tạo): Sau khi thực hiện bước 4, người cấp cứu tiến hành hô hấp nhân tạo theo phương pháp miệng - miệng (là tốt nhất). Hô hấp nhân tạo 2 lần liên tục, mỗi lần hô hấp quá 01 giây đến 1,5 giây. Mỗi lần hô hấp nhân tạo lượng khí thổi vào miệng nạn nhân từ 0,8 đến 1,2 lít.
    Chú ý trong thực hành cấp cứu nạn nhân:
    - Đối với một người cấp cứu nạn nhân: 30 lần ấn tim thì hô hấp nhân tạo 2 lần.
    - Trong trường hợp có 02 người cấp cứu: Ấn tim ngay 15 lần, người thứ 2 tiến hành hô hấp nhân tạo (theo nhịp 30/2).
    - Trong việc cấp cứu hồi sinh yêu cầu tranh thủ từng giây, rất khẩn trương và tránh gián đoạn giữa các lần ấn tim hoặc hô hấp nhân tạo hoặc giữa ấn tim và hô hấp nhân tạo. Trong trường hợp chưa có điều kiện thuận lợi để ấn tim (nạn nhân đang còn ở trên cao, dưới nước…) thì có thể vỗ vào vùng tim của nạn nhân 3 đến 5 cái nhằm kích thích tim đập trở lại. Mọi trường hợp cần phải nhanh chóng và phải ưu tiên cho việc ấn tim ngoài lồng ngực ngay.
    - Nhanh chóng gọi sự hỗ trợ của các cơ quan y tế (Trung tâm cấp cứu 115, cơ sở y tế địa phương gần nhất, y tế cơ quan….).
    - Kiên trì cấp cứu nạn nhân và không được vận chuyển khi nạn nhân chưa tự thở được hoặc chưa có ý kiến của nhân viên y tế.
    --------------------------------------------------------------------------------------------------
    Trong quá trình sử dụng dịch vụ điện, khi cần hỗ trợ, quý khách hàng liên hệ Hotline CSKH: 19006769 đội ngũ điện thoại viên trực 24/7 để hỗ trợ quý khách kịp thời.
Lên